Bánh bao cuộn tôm

Được biến tấu từ món bánh bao quen thuộc, bánh bao cuộn tôm chắc chắn sẽ mang đến nhiều hương vị thơm ngon lạ miệng dành cho bạn.

Nguyên liệu:

- 1 gói bột bánh bao và men khô có sẵn kèm theo trong gói bột.

- 200 g tôm sú, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 củ hành tím.

Cách chế biến:


- Hòa tan men khô với 160 ml nước lọc, trộn đều với bột rồi nhồi đến khi bột mềm, dẻo và mịn. Ủ bột trong khoảng 15 phút.

- Tôm tươi làm sạch, bỏ vỏ, rút chỉ đen. Giã nát hành tím, cho tôm vào giã nhuyễn với hạt nêm, đường, tiêu xay cùng ít màu hạt điều.


- Viên bột thành từng viên tròn rồi cán bột thành hình chữ nhật, dày khoảng 1 cm. Dàn đều phần nhân tôm lên giữa, cuộn tròn lại, thái thành từng phần vừa ăn.


- Xếp bột vào xửng rồi hấp chín trong khoảng 20 phút. Dùng bánh khi còn nóng sẽ mềm và thơm ngon hơn.

Điểm tâm với nui chiên trứng

Nui chiên trứng là một cách biến tấu mới từ món bột chiên quen thuộc, mang đến hương vị thơm ngon, lạ miệng cho bữa sáng của bạn.

Nguyên liệu:

400g nui (3 người ăn); 3 quả trứng gà.

50g đu đủ bào sợi; 2 quả dưa leo bào sợi; 1 củ cải trắng hoặc cà rốt bào sợi; nước tương; tương ớt.

Cách chế biến:


Nui ngâm mềm, luộc chín. Xả nước lạnh nhiều lần rồi vớt ra để ráo. Phi thơm dầu, cho nui vào chiên vàng. Sao đó cho trứng vào đánh tan.

Chiên đến khi trứng vàng, bám vào nui thành một bánh mỏng là được.


Cho nui ra đĩa, xếp đu đủ, cà rốt, dưa leo lên trên. Ăn kèm là nước tương, tướt ớt cùng ít ớt trái
.

Chè đậu xanh nước cốt dừa

Món ăn là sự kết hợp giữa vị ngọt hơi béo của nước cốt dừa, vị bùi bùi của đậu xanh cùng hương thơm thoang thoảng của vani tuy đơn giản nhưng ngon miệng.

Nguyên liệu:

- 500 g đậu xanh cà không vỏ, 200 g đường phèn bột, 1 ống vani.

- 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 10 g bột báng, 1 thìa soup bột năng, 1 thìa soup đường cát, 1 thìa cà phê muối.

Cách chế biến:


- Đậu xanh ngâm với nước khoảng 3 tiếng, nhặt bỏ đậu sâu, đãi lại nhiều lần rồi để ráo nước. Cho đậu vào nồi, đổ nước lọc ngập mặt đậu khoảng 1 cm, thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa gừng giã nát rồi nấu chín đậu.

- Khi nước sôi, dùng thìa vớt hết phần bọt, tiếp tục đun với lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để đậu tơi ra và không bị cháy.



- Khi đậu nhừ, dùng đũa cái đánh cho đậu thật tơi và nhuyễn. Tiếp đến cho đường và vani vào. Tiếp tục đánh đến khi đậu sánh lại, có vị ngọt vừa là được.



- Cho chè vào hộp, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để dành ăn dần.



- 10 g bột báng ngâm nở. Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Thêm vào 1 thìa soup bột năng, 1 thìa soup đường cát, 1 thìa cà phê muối đánh tan, đun với lửa nhỏ. Sau đó cho bột bánh vào, tiếp tục đun đến khi nước cốt dừa sánh lại, sôi nhẹ là được.


- Múc chè ra ly, cho ít nước cốt dừa vào và dùng lạnh. Nếu thích bạn có thể cho thêm đá lạnh vào
.

Làm bánh tráng rế

Bánh tráng rế là nguyên liệu quan trọng để làm món chả giò rế. Để có lớp vỏ rế này, ngoài việc mua tại chợ, siêu thị, các cửa hàng, bạn cũng có thể tự làm tại nhà qua công thức do bếp trưởng nhà hàng Việt Mandarine (11 Ngô Văn Năm, Q.1, TP.HCM) Lê Phú Đức hướng dẫn.

    Để làm 200 vỏ bánh tráng rế, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1kg bột gạo, 100g bột mì, 100g bột năng, 75g đường, 1 lòng trắng trứng vịt, 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê dầu ăn, 450ml nước.
    Sau khi hòa tan các nguyên liệu trên, cần lược hỗn hợp thật kỹ qua rây để bột bánh có độ mịn, dẻo cần thiết. Tiếp đến, bọc kín bột bánh, cho vào ngăn mát tủ lạnh để từ 4-8 tiếng cho bột nở dẻo. Sau thời gian ủ, lấy bột ra khỏi tủ, canh độ bột bằng cách nhúng ngón tay vào hỗn hợp bột rồi nhấc cao lên, nếu bột kéo thành sợi dài không đứt quãng là được. Nếu bột hơi đặc, có thể thêm nước lạnh, nếu bột lỏng, hãy thêm vào chút bột.
    Bột chuẩn bị xong, đặt chảo không dính lên bếp. Chảo nóng dùng cọ phết một lớp dầu mỏng lên chảo, nhúng năm đầu ngón tay thật sâu vào thố bột đưa thẳng vào trong chảo và rế đều tay thật nhanh theo chiều kim đồng hồ tạo hình vỏ bánh. Đợi miếng bánh trở trong, tróc ra khỏi mặt chảo là được. Lưu ý, khi rế bánh nên để lửa vừa để sợi bột chín đều.
    Bánh tráng rế dùng không hết cho thể bảo quản trong tủ đông cho những lần dùng sau. Trước khi dùng chỉ việc lấy ra để ở nhiệt độ phòng cho bánh mềm, nhúng ướt chiếc khăn sạch, ắt thật ráo, đặt lên để hút ẩm, giúp bánh trở nên mềm mại khi cuốn không bị khô, gãy.

    Bánh xèo tôm nhảy

    Bánh xèo là món ăn danh bất hư truyền có mặt ở khắp hai miền Trung, Nam. Ở mỗi vùng, ta có thể tìm thấy nét hấp dẫn riêng của món ăn này, tùy vào cách chế biến của người địa phương. Với riêng tôi, có lẽ bánh xèo Quy Nhơn là ngon và đặc sắc nhất, bởi nguyên liệu đơn giản nhưng khẩu vị vẫn rất đậm đà.
      Trong khi các vùng đất khác chế biến bánh xèo cầu kỳ với tôm, mực, thịt, trứng... thì bánh xèo Quy Nhơn chỉ có tôm đất làm “nhưn”. Linh hồn của món bánh xèo Quy Nhơn cũng là từ yếu tố này. Tôm đất để làm bánh xèo được người Quy Nhơn kén chọn lắm, phải là tôm của dòng sông Gò Bồi ngọt lịm, tươi roi rói, được đánh bắt vào mỗi buổi sáng tinh mơ. Tôm nhỏ nhưng chắc thịt, khi chín đỏ au nhìn đẹp vô cùng, ăn vào ngọt lịm vị của nước sông, của đất bồi, của hồn quê xứ sở.
      Bánh xèo Quy Nhơn được đổ trên bếp than hoặc củi, nên bánh chín giòn rụm và có mùi thơm ngon rất đặc trưng
      Bột gạo để làm bánh thì nhất định phải được xay bằng cái cối đá cũ kỹ truyền đời trong gia đình, xay đến đâu đúc bánh đến đó, bánh mới thơm mùi gạo mới, giòn rụm, mềm mịn, quyện với chút bột nghệ và nước cốt dừa, là hương vị đã đủ đầy. Chút hành lá xắt nhuyễn vừa làm đẹp thêm màu bánh, vừa thêm chút thơm thơm, khiến bánh ngon lại càng ngon. Nhiều nơi đổ bánh xèo ở Quy Nhơn vẫn còn dùng bếp củi, chiên bánh thì dùng tóp mỡ chứ không dùng dầu ăn, nên bánh béo ngậy và giòn rất đặc trưng.
      So với các vùng khác, nước chấm của bánh xèo Quy Nhơn đậm đặc hơn. Nước mắm cốt phải thật ngon, pha với tỏi ớt giã thật nhuyễn, thật mịn, thêm nước cốt chanh và đường. Rau ăn với bánh xèo Quy Nhơn không thể thiếu rau mầm, loại rau non mướt, hơi nhân nhẩn nhưng mát và bổ, cùng với chút xoài chua xắt nhuyễn.
      Bánh xèo Quy Nhơn phải ăn với bánh tráng. Bánh tráng gạo nhúng mềm, trải lên đĩa, cuốn một nhúm rau mầm với xoài chua, bỏ lên miếng bánh xèo nóng hổi, cuốn thật chặt tay, chấm ngập vào chén nước mắm rồi cắn một miếng, quả không có gì sánh được. Có thể ăn kèm với vài tép tỏi tươi của vùng Lý Sơn, để hương vị thêm nồng.
      Bánh xèo tôm nhảy rau mầm giờ bán phổ biến khắp nơi ở thành phố Quy Nhơn, đặc biệt vùng ven biển. Trời nhá nhem tối, đi ngang những quán bánh xèo tôm nhảy, nghe tiếng xèo xèo đổ bánh, tiếng gọi mời, tiếng khua bát đũa và mùi thơm của bánh dậy lên, thật khó cưỡng được việc dừng chân thưởng thức một bữa ngon cho thỏa lòng.

      Khoai tây chiên xù

      Bạn đã bao giờ thử làm món ăn vặt cho bé con nhà mình chưa? Khoai tây chiên xù bọc phô mai chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Từng viên khoai tây thơm ngon giòn tan với phần nhân phô mai dai dai và béo mịn chắc chắn sẽ là một món ăn vặt ngon tuyệt dành cho các bé yêu.


      Mức độ: Trung bình

      Chuẩn bị: 20 phút

      Chế biến: 40 phút

      Nguyên liệu: 

          1kg khoai tây
          200g phô mai mozzarella, xắt hạt lựu
          100g hành tây
          100g cà rốt
          100g ớt chuông
          5g muối
          200g bột chiên giòn
          100g bột mì
          5 lòng đỏ trứng gà đánh tan

      Các bước thực hiện: 

      Bước 1

      Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ rồi luộc chín sau đó dùng nĩa nghiền nhuyễn khoai tây.

      Bước 2

      Làm nóng chút dầu trên chảo, xào hành, cà rốt, ớt chuông cho chín.

      Trộn đều khoai tây nghiền, cà rốt, hành tây và ớt chuông với nhau, thêm ít tiêu, muối cho vừa miệng.

      Bước 3

      Lấy từng thìa khoai tây, vo tròn rồi ấn dẹt, múc vài vài viên phô mai lên khoai rồi gói kín lại như khi bạn gói bánh trôi.

      Bước 4


      Lăn các viên khoai tây qua bột mì, rồi tới lòng đỏ trứng. Cuối cùng bạn lăn chúng qua bột chiên xù.

      Chiên ngập dầu để khoai giòn mà không bị ngấm nhiều dầu. Chiên xong bạn có thể vớt khoai ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu để 3-5 phút rồi mới dùng.

      Trứng đúc khoai tây

      Một món ăn vô cùng đơn giản nhưng đầy tính sáng tạo và chắc chắn sẽ khiến những ai thưởng thức cảm thấy rất thú vị. Món này cũng đặc biệt lôi cuốn trẻ em.
      Nguyên liệu:
      Sáu củ khoai tây cỡ vừa (loại khoai dài càng tốt), 24 quả trứng gà ta, một ít bơ, muối tiêu vừa đủ, khuôn nướng bánh muffin.
        Thực hiện:
        Khoai tây rửa sạch, đem hấp hoặc luộc chín.
        Khi khoai tây nguội, bóc hoặc dùng dao gọt sạch vỏ.
        Dùng dụng cụ mài rau củ bào khoai tây thành sợi, trộn với ít muối tiêu.
        Chuẩn bị khuôn nướng bánh muffin, thoa ít bơ lên đáy khuôn để chống dính. Sau đó, cho khoảng ba đến bốn muỗng cà phê khoai tây bào vào từng lỗ khuôn, dùng tay ém khoai để tạo thành những chiếc “tổ” be bé có thể chứa trứng. Cho khoai tây vào lò nướng từ 15 đến 20 phút cho đến khi khoai vàng, thơm.
        Lấy khoai ra, đập trứng cho vào, rắc thêm ít muối tiêu lên mặt rồi đem nướng thêm ít phút, trứng sẽ ngon hơn khi vừa chín tới.
        Dùng muỗng cạy nhẹ, lấy bánh ra và thưởng thức.

        Salad burger

        Dùng salad kẹp burger, thêm một số loại rau, xốt đặc biệt sẽ cho ra món ăn mới, vừa ngon vừa lạ miệng. Món này cũng rất thích hợp cho những bữa tiệc BBQ.

        Nguyên liệu:
          200g thịt bò xay, 5 thìa xúp xốt worcestershire (một loại xốt bán sẵn, có vị ngọt chua, cay, màu nâu sẫm, dùng để ướp thịt, trộn salad); 50g phô mai feta bào nhuyễn, bơ lạt; một trái bơ tươi, một trái ớt chuông đỏ, một trái cà chua. Rau mùi, xà lách diếp. Muối, tiêu vừa đủ.
          Làm salsa Pico de gallo ăn cùng: Cà chua, hành tây trắng, ớt chuông, dưa chuột, xoài xắt hạt lựu trộn cùng rau mùi, giấm táo và muối, cho vào tủ lạnh.
          Thực hiện:
          Cho thịt bò xay vào thố rộng, ướp muối, tiêu đen và một thìa xúp xốt worcestershire, để thấm 15 phút.
          Làm nóng chảo gang trên bếp, cho bơ vào, đợi bơ tan chảy, vo viên thịt bò đã ướp, ép nhẹ cho hơi bẹt, chiên vàng.
          Bơ, ớt chuông, cà chua thái mỏng.
          Làm xốt: Trộn mayonnaise, mù tạc và xốt worcestershire còn lại, đánh đều.
          Rau xà lách rửa sạch, đặt thịt bò lên, phía trên xếp cà chua, bơ, ớt chuông, phô mai feta, sau đó rưới xốt lên rồi thưởng thức, dùng kèm thêm salsa pico de gallo. Nếu dùng đãi khách, có thể dùng hai lá xà lách gói lại cẩn thận.

          Tôm thịt viên chiên mè

          Nguyên liệu:
            100g thịt nạc dăm băm, 100g giò sống, 200g tôm tươi, 50g củ năng cắt hạt lựu nhỏ, một khúc cà rốt dài 6cm, ba cái nấm hương, mè đen, trắng 50g mỗi loại.
            Gia vị: hạt nêm, tiêu, hành lá, dầu mè, dầu chiên, tương ớt.

            Cách làm:
            Tôm lột vỏ, băm nhuyễn. Củ năng vắt bỏ nước. Nấm hương ngâm nở, cắt nhuyễn.
            Cà rốt chẻ dọc làm tám que hình trụ dài 6cm. Phần dư băm nhỏ lấy hai muỗng xúp.
            Trộn đều thịt nạc băm, giò sống, tôm băm, một muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/4 muỗng cà phê muối. Tiếp tục cho hành lá cắt nhỏ, 1/2 muỗng cà phê dầu mè, củ năng, cà rốt băm, nấm hương vào trộn đều và quết kỹ cho nhân dai, có độ kết dính.
            Dùng nước thấm tay cho khỏi dính, chia hỗn hợp làm tám viên, vo tròn, cắm que cà rốt vào, để chừa một đầu cà rốt. Chia đôi số viên tôm thịt, đem lăn qua hai loại mè, chiên ngập dầu với lửa vừa cho chín.
            Khi ăn chấm với tương ớt.

            Chả bắp sò điệp

            Nguyên liệu:
              Bắp vàng: hai trái, nấm bào ngư: 50g, cà rốt: 1/2 củ, sò điệp: 200g, hành tím bằm: một muỗng xúp, hành lá cắt nhỏ: hai muỗng xúp, ngò rí bằm: hai muỗng xúp, bột mì: 200g, trứng gà: hai quả. Gia vị: muối, tiêu, đường, bột nêm.
              Cách làm:
              Sò điệp rửa sạch, để ráo; bắp bào mỏng; cà rốt xắt hạt lựu; nấm xé miếng vừa ăn.
              Trộn tất cả các nguyên liệu trên với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, một muỗng cà phê bột nêm để thấm 15 phút.
              Trứng đánh đều, cho bột vào từ từ, nếu thấy khô cho thêm nước sao cho bột vừa sánh, cho tất cả các nguyên liệu trên vào.
              Bắc chảo dầu để nóng, múc từng muỗng hỗn hợp cho vào chảo chiên vàng.
              Bắp chiên sò điệp ăn với nước tương, tương ớt hay xốt cà chua. 
              Mẹo bếp:
              Có thể luộc thêm một trái bắp, rồi tách hạt cho vào hỗn hợp, miếng chả sẽ tăng thêm phần khoái khẩu vì tạo nên nhiều cảm giác khác nhau khi nhai. Cũng có thể dùng chả bắp cuộn với rau xà lách chấm nước mắm, nếu ăn cách này thì nêm chả nhạt hơn.

              Phở cuốn

              Nguyên liệu:
                - 1/2kg bánh phở hoặc bánh ướt, 300g thịt bò phi lê, 100g hành tây.
                - Gia vị: tiêu, nước tương, muối, tỏi bằm nhuyễn, gia vị phở.
                - Nước chấm: ly nhỏ giấm gạo, nước mắm ngon, một ít cà rốt, su hào, tương ớt
                Thực hiện:
                - Bánh phở hoặc bánh ướt thái miếng rộng 10 x 15cm.
                - Thịt bò phi lê, thái mỏng dùng cán dao dần cho mềm, ướp gia vị vừa ăn.
                - Hành tây thái sợi nhỏ.
                - Cho một muỗng xúp dầu ăn xào với một muỗng cà phê tỏi băm, tỏi vừa vàng cho thịt bò đã ướp xào với lửa to, trước khi tắt bếp, cho hành tây vào.
                - Để các lớp bánh phở lên đĩa, cho rau xà lách, ngò rí, húng quế và hỗn hợp bò xào vào giữa, cuốn vừa tay.
                - Nước chấm:
                - Giấm gạo, nước mắm ngon pha vừa ăn.
                - Cà rốt, su hào, thái mỏng hình vuông, ngâm chua, cho vào hỗn hợp mắm và giấm, nêm vừa ăn theo hương vị Bắc.
                - Cho thêm chút tương ớt Bắc tạo vị chua thanh.
                - Thưởng thức
                - Dùng với nước mắm chua ngọt.

                Tôm tartare và salad táo

                Nguyên liệu:
                  100g tôm sú sống, 1/2 trái táo xanh, 1/2 trái dưa leo, hai trái cà chua chín, 1/2 trái chanh, một trái bơ, 10g hạnh nhân lát đút lò, một muỗng xúp xốt mayonnaise, một ít bột cà ri, 10ml dầu ô liu, 20g ngò rí thái nhuyễn, 5ml dầu vanilla, muối tiêu vừa đủ.
                  Thực hiện:
                  Làm tôm tartare: Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, cắt hạt lựu lớn, trộn với dầu vanilla, ngò rí thái nhuyễn, muối tiêu, nước cốt chanh, ít bột cà ri, ít hạt hạnh nhân rang bóp vụn.
                  Salad táo: Táo, bơ, dưa leo gọt vỏ, cắt vuông 1cm, đem trộn với ít mayonnaise, ngò rí thái nhuyễn, nước cốt chanh, muối tiêu.
                  Cà chua chọn quả chín đỏ, trụng nước sôi bỏ vỏ, hạt, chẻ đôi, dùng khuôn tròn cắt lấy ba miếng tròn đường kính 5cm, đem ướp dầu ô liu, muối tiêu.
                  Trình bày: Dùng đĩa tròn, sắp một miếng cà chua đã cắt lên, tiếp theo đặt khuôn tròn lên trên, sắp theo thứ tự: một lớp cà chua, một lớp tôm tartare, trên cùng là một miếng cà chua tròn đẹp, ấn nhẹ rồi lấy khuôn ra.

                  Bánh tằm bì

                  Bánh tằm bì là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng… nhưng mỗi nơi có vài “thêm thắt” theo khẩu vị từng địa phương như ăn kèm với xíu mại, thịt nướng, chả giò, hoặc vài hạt đậu phộng…
                    Nguyên liệu
                    Bột se bánh: 1kg gạo tẻ ngâm vài đêm rồi xay hoặc khoảng 500g bột gạo làm sẵn, nếu muốn bánh dai thì thêm 100g bột năng.
                    200g bì, 200g thịt ba rọi, 250ml nước cốt dừa, một ít bột năng hoặc bột sắn, 50g rau thơm, một quả dưa leo, hành lá, nước mắm, ớt và tỏi băm nhuyễn, nước lọc, nước cốt chanh, đường, hạt nêm, tiêu.
                    Thực hiện
                    Bột gạo (nếu muốn dai trộn với bột năng) châm nước sôi vào từ từ, dùng đũa đảo nhẹ bột cho đều để không bị đóng cục, sau đó nhúng đầu ngón tay vào dầu rồi nhồi bột thành khối cho thật mịn và dẻo thì bắt sợi. Mỗi lần làm, ngắt từng cục bột nhỏ, sau đó se giữa hai lòng bàn tay thành sợi dài. Hoặc cán bột thành miếng mỏng dẹp chừng 5mm trên mặt phẳng rồi dùng dao cắt thành sợi. Bạn cũng có thể dùng dụng cụ bào củ quả có lỗ đục lớn chừng đầu đũa, cho bột lên mặt và ép bột bằng một cái đáy chai cho bột chảy ra thành dạng sợi.
                    Có hai cách làm bột chín:
                    Hấp bột: lót lá chuối hoặc tấm ni lông dưới xửng, xoa ít dầu lên, bỏ sợi bột vào, hấp đến khi thấy sợi bột trong là chín, lấy ra để nguội.
                    Luộc bột: thả những sợi bột vào khi nước đang sôi, luộc cho bột chín, sau đó vớt ra nhúng vào thau nước lạnh, vớt ra ngay và để ráo, cho ít dầu vào trộn đều để bánh không bị dính.
                    Thịt ba rọi ướp với bột nêm, hành tỏi, tiêu để khoảng 15 phút cho thấm rồi ram chín, cắt sợi trộn đều với bì và thính.
                    Nước cốt dừa cho vào nồi nấu sôi, nêm ít muối, đường tùy theo khẩu vị, sau đó bỏ bột năng (hoặc bột sắn) nấu sánh. Thêm một ít hành lá cắt nhuyễn bỏ vào.
                    Rau thơm và dưa leo rửa sạch cắt thành sợi dài, nhuyễn.
                    Làm nước mắm: nấu nước lã với đường cho hơi kẹo lại rồi pha với nước mắm, nước cốt chanh tỏi ớt đã giã nhuyễn. Tùy theo khẩu vị bạn có thể làm nước mắm ngọt hoặc mặn.
                    Trình bày
                    Cho bánh tằm vào đĩa, để rau thơm, dưa leo lên trên. Trên cùng là lớp bì vàng, rồi chan nước cốt dừa lên, khi ăn cho nước mắm vào và trộn đều cho thấm.

                    Món nộm

                    Nộm luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Vị thanh mát của món ăn này giúp trung hòa lượng đạm, dầu mỡ có trong những đồ ăn khác trong cơ thể. Hãy bổ sung nguồn vitamin, rau quả tươi vào bữa ăn gia đình bằng những món nộm hấp dẫn nhé.

                    Nộm xoài xanh


                    Nguyên liệu: 

                    - 2 quả xoài xanh, gọt vỏ, thái sợi nhỏ

                    - 100g giá đỗ đãi sạch vỏ

                    - 100g dừa tươi nạo sợi nhỏ

                    - 3 thìa rau mùi thái nhỏ

                    - 2 quả ớt tươi, bỏ hạt, thái nhỏ

                    - 1 thìa gừng thái nhỏ

                    - 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt

                    - 1, 2 bát lạc hoặc hạt điều rang chín

                    - Gia vị: đường, mắm

                    Cách làm:

                    - Trộn xoài với giá đỗ, rau mùi trong một chiếc tô lớn.

                    - Cho chảo lên bếp đun nóng, cho dừa nạo vào đảo đều tay đến khi ngả thành màu vàng là được.

                    - Pha nước trộn gồm: mắm, đường, cốt chanh, gừng, ớt thái nhỏ. Nếm nước trộn thấy vừa miệng là được.

                    - Cho hỗn hợp nước trộn này vào bát xoài, đảo đều tay, để gia vị thẩm thấu vào nhau trong 30 phút.

                     - Trước khi ăn, thì rắc hạt điều rang hoặc lạc rang lên đĩa nộm.

                    Nộm gà

                    alt
                     
                    Nguyên liệu:

                    - 300g thịt ức gà

                    - 3 cây sả, bỏ vỏ, lấy phần nõn thái nhỏ

                    - 3 thìa nước mắm

                    - 4 thìa đường đường

                    - 2 thìa cốt chanh tươi

                    - 2 thìa tương ớt ngọt

                    - 200g bắp cải, rửa sạch, thái nhỏ

                    - 1 củ cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi mỏng

                    - ½ củ hành tây nhỏ, thái nhỏ

                    - 4 thìa rau mùi, bạc hà thái nhỏ.

                    - 1, 2 bát lạc rang

                    - 3 thìa hành phi khô

                    Cách làm:


                    - Thịt ức gà rửa sạch, cho vào nồi cùng với sả, đổ ngập nước, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa nấu đến khi thịt chín.

                    - Chờ thịt bớt nóng, dùng tay xé thành sợi mỏng.

                    - Pha hỗn hợp gồm nước trộn gồm: đường, nước cốt chanh, tương ớt sao cho lượng gia vị vừa đủ.

                    - Trộn đều bắp cải, cà rốt, hành tây, rau mùi và bạc hà vào một cái tô to. Sau đó, cho thịt gà và nước trộn vào tô, trộn đều tất cả, để 30 phút cho gia vị ngấm đều.

                    - Khi ăn, cho nộm ra đĩa, rắc lạc rang và hành phi lên.

                    Nộm bún tàu đậu phụ

                    alt
                    Nguyên liệu 

                    - 100g miến đậu xanh, cắt dài 5- 10cm, ngâm hoặc trần nước sôi cho miến mềm và nở.

                    - 2 bìa đậu, thái miếng mỏng, rán vàng và thái sợi.

                    - 1 củ cà rốt, thái chỉ, chần qua 1 lượt nước sôi.

                    - 1 củ hành tây, xắt khoanh mỏng.

                    - 1 quả ớt đỏ, thái sợi và ngâm với giấm và đường.

                    - 1 mớ rau mùi thái nhỏ

                    - Gia vị: hạt nêm, xì dầu, đường, cốt chanh

                    Cách làm: 


                    - Pha nước trộn gồm: hạt nêm, xì dầu, đường, cốt chanh, ớt thái nhỏ.

                    - Trộn đều tất cả miến, đậu phụ rán, cà rốt, hành tây, rau mùi vào chung một cái đĩa rộng, rưới nước trộn lên trên, đảo đều tay cho thẩm thấu gia vị.

                    - Nếu bạn muốn ăn đậm hơn thì có thể thêm chút xì dầu nhé.

                    Chúc bạn ngon miệng !

                    Rau cải xào tỏi

                    Bên cạnh những món xào thì rau cải xào tỏi là món ăn hấp dẫn và dễ làm nhất. Trong thực đơn cho ngày cuối tuần hãy làm thêm một đĩa rau cải xào tỏi cho thực đơn trở nên hoàn hảo.

                    Nguyên liệu: 

                    -   350 g rau cải, 5 tép tỏi.

                    -   Hạt nêm, muối, đường, tiêu, dầu ăn.

                    Cách làm: 

                    -  Rau cải rửa sạch, để ráo, thái thái nhỏ.

                    -  Tỏi bóc sạch vỏ lụa, băm nhuyễn 2 tép, 3 lát còn lại thái lát dày 0,2 cm. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho 1/2 thìa cà phê muối và 1 thìa súp dầu ăn vào.

                    -  Phi thơm tỏi băm với 2 thìa dầu ăn, cho cải vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường. Tắt bếp, rắc thêm 1/2 thìa cà phê tiêu. Cho món ăn ra đĩa.

                    -  Phi vàng tỏi thái lát với 1/2 thìa súp dầu ăn rồi cho lên đĩa cải xào.


                    Chúc bạn ngon miệng!

                    Bánh gà chiên xù thơm thơm giòn rụm

                    Nguyên liệu:

                    - 300 gram thịt ức gà.

                    - 100 gram cà rốt.

                    - 2 quả trứng.

                    - 1 củ gừng nhỏ.

                    - Bột bắp, vụn bánh mỳ (có thể sử dụng bột chiên xù).

                    - Gia vị: muối, tiêu, dầu ăn.

                    Cách thực hiện:

                    Bước 1:

                    - Rửa sạch, gọt vỏ rồi xắt nhuyễn cà rốt và gừng.













                    Bước 2:


                    - Băm thật nhuyễn phần thịt ức gà.













                    Bước 3:


                    - Cho cà rốt và gừng vào trộn đều với thịt gà.













                    Bước 4:


                    - Cho hỗn hợp vào tô lớn, thêm lòng trắng trứng, muối tiêu và một thìa nhỏ dầu ăn vào. Dùng đũa trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau.











                    Bước 5:


                    - Chuẩn bị 3 cái chén nhỏ, 1 chén đựng vụn bánh mỳ, 1 chén đựng bột bắp, 1 chén đựng trứng gà.

                    - Viên thịt gà thành từng viên rồi lăn lần lượt qua bột bắp, trứng gà rồi đến vụn bánh mỳ.









                    Bước 6:


                    - Chuẩn bị chảo dầu nóng, cho gà viên vào chiên đến khi vàng.













                    Bước 7:


                    - Vớt gà ra rồi để cho thật ráo dầu.












                    Hình ảnh thành phẩm:

                    Miếng gà vàng rụm trộn với rau củ trông rất hấp dẫn.


                    Bạn có thể ăn kèm với cơm hoặc ăn riêng thành một món ăn vặt.

                    Trứng tráng khoai tây thực đơn cho bữa sáng.

                    Hãy cùng vaò bếp làm món Trứng tráng khoai tây, đây sẽ là một bữa sáng nhanh gọn, ngon và đủ chất cho bạn đấy.


                    Nguyên liệu:

                    - Một củ khoai tây
                    - Một củ tỏi băm nhỏ.
                    - Một thìa bơ.
                    - Trứng
                    - Một thìa hành mùi thái nhỏ.
                    - Muối tiêu.

                    Thực hiện:

                    - Khoai tây gọt vỏ, thái lát mỏng rồi thái nhỏ hạt lựu.

                    Khoai tây gọt vỏ, thái lát mỏng. 

                    Rồi thái nhỏ hạt lựu.

                    - Cho bơ vào chảo nóng, để bơ tan chảy rồi cho tỏi vào phi thơm, trút khoai tây vào xào, thêm muối cho đậm đà. Xào khoai ở mức nhiệt độ trung bình cho đến khi khoai chuyển màu vàng nâu, đảo đều để bơ bao lấy các miếng khoai nhỏ.

                    Xào đến khi khoai chuyển màu vàng nâu.

                    - Trong khi xào khoai thì đập trứng ra bát, thêm kem tươi nếu bạn thích. Đánh trứng thật kỹ, cho hành mùi vào, nêm một chút gia vị hạt tiêu vào trứng, đánh kỹ lại.

                    - Khi khoai tây chín vàng thì để nhỏ lửa, dàn đều khoai ra và rót trứng vào chảo thật đều, vặn lửa to lên để trứng chín một mặt rồi nhanh tay cuộn trứng lại. Cuộn hai bên vào trong, trứng vừa chín tới, bên trong vẫn mềm.

                    Khi khoai tây chín vàng thì nhỏ lửa, dàn đều khoai ra và rót trứng vào chảo khoai. 

                    - Cho trứng ra đĩa ăn nóng với cơm hoặc bánh mỳ.

                    Chúc các bạn ngon miệng!

                    Chocolate trái tim cho Valentine


                    Hương vị ngọt ngào, mùi thơm quyến rũ, chiếc bánh chocolate này sẽ là một món quà ý nghĩa cho những người thương yêu của bạn nhân ngày lễ Tình yêu.

                    Nguyên liệu: (dành cho 6 người):
                    - Làm trái tim chocolate: Bơ: 200g, đường: 200g, chocolate: 200g, trứng: 5 quả, bột mì: 100g.
                    - Làm kem: Sữa: 250ml, kem lỏng: 250ml, đường: 100g, lòng đỏ trứng: 6 cái, vani: 1 nhánh.
                    Thời gian chuẩn bị: 25 phút
                    Thời gian nấu: 45 phút
                    Cách làm:
                    - Để nhiệt độ lò là 180°C. Làm tan chảy miếng chocolate và bơ trong lò vi sóng.
                    - Đập trứng vào trong một chiếc tô, thêm đường đánh đều cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu trắng.
                    - Trộn bột mì và hỗn hợp chocolate và bơ đã tan chảy. Phết bơ lên khuôn hình chữ nhật và đổ hỗn hợp bột chocolate và bơ vào khuôn. Nướng chín 30-35 phút trong lò.
                    - Trong thời gian đó, chuẩn bị kem: Đổ sữa và kem lỏng trong một chiếc chảo. Thêm nhánh vani chia đôi và đun sôi.
                    Đánh lòng đỏ trứng với đường cho tới khi hỗn hợp chuyển sang màu trắng.
                    - Khi sữa sôi, đổ sữa vào bát có hỗn hợp trứng và đường đã đánh bông, đánh đều hỗn hợp này.
                    - Cho tất cả vào chảo và nấu dưới ngọn lửa nhỏ khuấy đều liên tục bằng một chiếc thìa gỗ cho đến khi đặc lại.
                    Kem không bao giờ nên đun sôi.
                    - Đổ kem vào tô và làm lạnh bằng cách khuấy đều liên tục. Để bánh ga tô lạnh trước khi chuyển ra khỏi khuôn. Cắt bánh theo hình mẫu bìa trái tim.
                    Ăn bánh kèm với kem.
                    Chúc các bạn thành công và có một ngày Valentine đáng nhớ.

                    Bông cải xanh xào tỏi

                    Cải xanh (súp lơ hay cải xanh Rabe) rất giàu vitamin A, vitamin C và chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên ăn cải xanh ít nhất 2 lần/tuần giúp cơ thể tăng cường nguồn vitamin tự nhiên. Xin giới thiệu món bông cải xanh xào tỏi rất dễ làm.

                    Nguyên liệu:
                    1 bông cải xanh.
                    1 muỗng nước mắm.
                    ½ thìa cà phê nước cốt chanh.
                    ½ muỗng đường.
                    1 củ tỏi.
                    1 trái ớt.
                    3 muỗng dầu ăn.
                    Thực hiện:
                    Bông cải xanh cắt miếng vừa ăn, chần qua nước thật sôi, sau đó vớt ra cho ngay vào âu nước lọc làm lạnh, (giữ màu xanh cho bông cải được đẹp và khi ăn thật giòn).
                    Tỏi băm nhuyễn, cho vào chén hòa cùng ít nước mắm, nước cốt chanh, đường, ớt thái nhỏ. Khuấy hỗn hợp trên cho tan đều.
                    Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào, phi thơm chút tỏi rồi trút bông cải vào xào, khoảng 1 phút thì cho hỗn hợp nước mắm vừa hòa tan vào, đảo đều tay, nêm nếm gia vị thêm lần nữa cho vừa miệng.
                    Trút bông cải xanh xào tỏi ra đĩa rộng, ăn nóng hay nguội đều ngon.

                    Chả sò điệp

                    Nguyên liệu:

                    - 200g cồi sò điệp,
                    - 100g thịt nạc xay,
                    - bốn lòng đỏ trứng muối,
                    - một lòng trắng trứng muối,
                    - hai quả trứng vịt lạt,
                    - hai lòng đỏ trứng vịt lạt,
                    - một muỗng cà phê hạt nêm,
                    - 1/2 muỗng cà phê ớt băm nhuyễn,
                    - một muỗng cà phê tỏi phi vàng,
                    - một muỗng cà phê dầu ăn,
                    - bông hành
                    - ngò tây trang trí,
                    - khuôn ấn hình trái tim.

                    Thực hiện:

                    - Cồi sò điệp rã đông, luộc sơ với gừng, cho ra rổ xả nước nguội, cho vào khăn, vắt ráo.

                    - Đánh đều hai quả trứng vịt với hạt nêm, ớt băm, tỏi, dầu ăn, lòng trắng trứng muối, cho thịt xay và cồi sò điệp vào trộn đều, cho vào khuôn, xếp lòng đỏ trứng muối lên trên, đem hấp cách thủy (chưng) trên lửa lớn 30 phút. Khuấy đều lòng đỏ trứng vịt lạt, rưới đều lên bề mặt chả, tiếp tục hấp chả thêm năm phút, nhấc xuống.

                    - Dùng khuôn ấn chả thành miếng hình trái tim, bày vào đĩa, trang trí ngò tây viền quanh, trang trí bông hành vào góc đĩa, dọn dùng với muối tiêu, xà lách, rau răm.