Tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 - 7 lần tới khi da quả mơ săn chắc và có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt.
Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần.
Để chế biến thành món ăn yêu thích, mơ muối phải được gia giảm thêm đường, gừng sao khô hoặc bột cam thảo. Cách làm như sau:
- Cho 1 kg đường hoa mai vào mơ muối mặn đã để ráo, đun nhỏ lửa cho đến gần cạn
- Mua gừng ta nhánh nhỏ, vỏ vàng đậm, để cả vỏ, rửa sạch. Để cho ráo, giã nát gừng, đi găng tay vào rồi bọc gừng vào cái khăn xô màn sạch, vắt bớt nước gừng.
- Khi nồi ô mai gần cạn, nước đường sền sệt, thì đổ gừng giã vào đảo độ 5 phút, tắt bếp, (không đun quá lâu gừng mất hết mùi thơm).
- Rắc chút cam thảo bắc tán bột, (loại vẫn còn thớ sợi nhỏ), trộn đều.
- Đợi nguội thì múc vào mấy cái hộp nhựa, đóng nắp ăn dần dần.
Trong đông y, ô mai là vị thuốc có tính mát, có tác dụng giảm ho, sinh tân dịch. Đặc biệt được danh y Hải Thượng Lãn Ông đánh giá cao: "Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho, có vai trò cốt yếu trong chữa trị các chứng ho lâu ngày, khản tiếng, mất tiếng...".
Dân gian vẫn sử dụng ô mai theo cách quen thuộc là ngậm, vừa giúp dịu họng, giảm ngứa rát, vừa có tác dụng trừ ho, tiêu đờm.