Tuy không còn độ “hot” như cách đây vài tháng, nhưng khúc bạch vẫn là món chè được nhiều bà nội trợ và các bạn trẻ đưa vào thực đơn tráng miệng của gia đình nhờ hương vị thơm mát đặc biệt.
- Để có một mẻ khúc bạch dẻo, thơm, bạn có thể áp dụng theo công thức sau: 1 lít whipping cream + 2 lít sữa tươi + 200-225g gelatine. Ngoài những nguyên liệu trên, tùy theo khẩu vị bạn có thể cho đường cát, tinh dầu hạnh nhân, lá dứa… vào nấu sôi cùng các thành phần chính tùy theo ý thích.
- Khi nấu sữa và whipping cream, chỉ nên nấu vừa sôi tới, không nên để hỗn hợp sôi quá lâu vì sẽ khiến sữa bị bay hơi và để lại hậu vị hơi gắt.
- Gelatine phải được hòa tan đều trước khi cho vào hỗn hợp sữa tươi và whipping cream. Nên cho nước lạnh vào bột gelatine khuấy đều theo tỉ lệ 1g gelatine tương đương với 5g nước để bột nở hết, sau đó đặt chén gelatine vừa khuấy vào nồi chưng cách thủy cho tan hoàn toàn.
- Gelatine phải được hòa tan đều trước khi cho vào hỗn hợp sữa tươi và whipping cream. Nên cho nước lạnh vào bột gelatine khuấy đều theo tỉ lệ 1g gelatine tương đương với 5g nước để bột nở hết, sau đó đặt chén gelatine vừa khuấy vào nồi chưng cách thủy cho tan hoàn toàn.
- Sau khi nấu xong, múc hỗn hợp vào khuôn, để nguội hẳn, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 6-8 tiếng là được. Tuyệt đối không để khúc bạch vào tủ lạnh khi đang nóng hoặc cho vào ngăn đá. Phần thạch khúc bạch sau khi đông cứng, cho ra thớt sạch, cắt thành những miếng vuông vừa ăn.
- Từ công thức cơ bản chè khúc bạn có thể thêm nhiều hương vị khác như caramel, trà xanh, cà phê… tùy thích. Với khúc bạch hương trà xanh, múc một ít hỗn hợp sữa tươi, whipping cream, gelatine đang khuấy cho vào bột trà xanh trộn đều cho sền sệt, trút lại vào nồi khuấy đều cho trà xanh lan đều, tắt bếp, đổ vào khuôn.
- Để có được một chén chè hoàn chỉnh ngoài những viên thạch khúc bạch, bạn có thể cho thêm vào nước vải, hạnh nhân lát rang vàng, trái cây tùy thích.